Ai sẽ là khách hàng lớn nhất trong cuộc đời bạn? Chúng ta cần có thái độ và nên ứng sử như thế nào để giữ chân được khách hàng này?

Đâu đó, len lỏi trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn nghe đến hai từ “khách hàng”. Và nó trở nên quá đỗi quen thuộc đến mức từ “khách hàng” xuất hiện hầu hết trong các câu chuyện. Nhiều người cho rằng, chỉ có các doanh nghiệp, hay các cá nhân làm sale, kinh doanh mới có khách hàng. Còn những người làm ngành nghề khác thì làm gì có khách hàng.

Nhưng liệu rằng quan điểm này có chính xác?

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khác hàng. Nhưng tựu chung lại thì phần đông mọi người vẫn hiểu rằng: Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức. Họ sẵn sàng chi một khoản tiền nào đó để đổi lấy hàng hóa dịch vụ. Đây cũng là lý do vì sao mà số đông đều cho rằng, khái niệm khách hàng chỉ xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh. Đúng vậy, khái niệm này hoàn toàn đúng chỉ có điều là chưa đủ. Khi chúng ta mở rộng khái niệm khách hàng ra, thì nó không chỉ dừng lại ở trao đổi vật chất, trao đổi tiền tệ. Mà còn đúng trong trao đổi giá trị (bao gồm cả vật chất và tiền tệ). Đến đây, chúng ta sẽ thấy khái niệm khách hàng được mở rộng hơn rất nhiều.

Vậy, ngoài những người cùng chúng ta mua bán, trao đổi hàng hóa thì còn những khách hàng nào nữa?

Người sử dụng lao động

Đâu phải người mua hàng hóa mới là khách hàng, người sử dụng lao động cũng là một khách hàng. Họ đang mua thời gian của bạn, kiến thức của bạn, kỹ năng của bạn. Và họ sẽ trả cho bạn một khoản thu nhập hàng tháng gọi là lương. Vậy họ cũng đang trao đổi tiền để lấy giá trị của bạn. Nên họ cũng được gọi là khách hàng và bạn là người bán. Nếu bạn có thể PR bản thân càng tốt (thông qua CV và phỏng vấn). Đương nhiên, những giá trị của bạn sẽ được trả giá cao hơn, lương cao hơn. Như vậy, khái niệm khách hàng cũng tồn tại trong lĩnh vực nhân sự.

Trong các mối quan hệ xã hội

Đúng vậy, ngay trong các mối quan hệ xã hội, chúng ta cũng đang là những khách hàng hay người trao đổi. Chúng ta có thể dùng tiền, dùng thời gian, dùng nhân phẩm của chúng ta để trao đổi lấy một mối quan hệ nào đó. Nhưng sự trao đổi này, nó không được định giá theo cách định lượng thông thường. Chúng được định tính theo cảm nhận của mỗi người. Nếu giá trị của chúng ta càng cao thì đổi lại chúng ta càng có những mối quan hệ tốt. Đương nhiên, những giá trị đem lại từ các mối quan hệ khác nhau cũng khác nhau. Không phải bỗng dưng mà có câu nói: “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn thân nhất”.

Trong tình yêu và hôn nhân

Các bạn không nghe nhầm đâu. Khi tôi đưa ra ý kiến rằng, trong tình yêu hôn nhân cũng tồn tại khái niệm khách hàng thì không ít người phản đối. Mọi người thường cho rằng, tình yêu hôn nhân là dựa vào cảm xúc, dựa vào tiếng nói của con tim. Trong tình yêu không có chỗ cho mua bán, trao đổi. Và trong hôn nhân, chúng ta phải sống thật với con người của mình.

Vậy, trong tình yêu hôn nhân có tồn tại khái niệm “khách hàng” không?

Ngay từ khi chúng ta xác định theo đuổi một ai đó, yêu một ai đó thì việc đầu tiên là chúng ta phải có tình cảm với đối phương. Và đây là điều đặc biệt mà chỉ trong tình yêu mới có. Tuy nhiên, những bước tiếp theo để chinh phục đối phương là chúng ta phải dành thời gian, tiền bạc và cố gắng. Thể hiện hết tất cả những giá trị tinh túy nhất của bản thân, nhằm có được sự gật đầu của đối phương. Vậy, chúng ta cũng đã phải đánh đổi rất nhiều giá trị để có được một tình yêu. Nên một góc nhìn nào đó trong tình yêu tồn tại khái niệm khách hàng.

Để đến được với cuộc hôn nhân, chúng ta lại tiếp tục phải đánh đổi tuổi thanh xuân đẹp nhất của chúng ta.Đánh đổi thời gian, tiền bạc hay thậm chí là những cơ hội nghề nghiệp để có thể có một mái ấm gia đình. Không những vậy, để đi đến được hôn nhân, cả hai phải có tình yêu đủ chín muồi. Họ phải vượt qua đủ thử thách mới có thể cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình.

Qua góc nhìn này, chúng ta thấy khái niệm khách hàng thực sự tồn tại trong tình yêu và hôn nhân. Tuy nhiên, bạn đời của chúng ta sẽ là một “khách hàng đặc biệt”, “khách hàng lớn nhất” trong cuộc đời của chúng ta. Bởi khách hàng này sẽ đi cùng chúng ta suốt chặng đường còn lại.

Khách hàng đặc biệt

Dù vậy, trong cuộc sống, sau khi kết hôn (sau khi bán hàng thành công). Chúng ta lại quên mất dịch vụ sau bán hàng với vị “khách hàng đặc biệt” này. Có thể vì đây là vị khách đặc biệt. Việc thường xuyên tiếp xúc nên tạo cho chúng ta cảm giác quá đỗi thân quen nên không cần chăm sóc. Thay vì việc nhẹ nhàng ân cần như trước đây, thì chúng ta lại bộc trực, cục cằn và dễ làm tổn thương đối phương. Và có một điều kì lạ rằng, 90% best seller với khả năng làm việc với khách hàng khá tốt, chăm sóc khách hàng rất tốt. Nhưng với bạn đời của mình thì lại không thể nhẹ nhàng như khi làm việc với khách hàng.

Một vấn đề khác cũng thường gặp với “khách hàng đặc biệt” này nữa là chúng ta quên mất đây là khách hàng lớn nhất trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta cố gắng chạy theo các mối quan hệ mới (ở đây phóng viên chỉ nói đến các mối quan hệ xã hội) mà không quan tâm đến bạn đời. Việc chúng ta không trân trọng những gì chúng ta đang có, mà chạy theo những thứ xa vời. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Và chúng ta mất đi “vị khách hàng lớn nhất cuộc đời” của chúng ta.

Vậy làm thế nào để giữ gìn hạnh phúc gia đình, giữ được vị khách hàng này?

Chúng ta hãy luôn ghi nhớ rằng, bạn đời là “khách hàng lớn nhất” của mình. Chúng ta luôn luôn phải chăm sóc tốt vị khách hàng này. Đối với những khách hàng thông thường, chúng ta ít tiếp xúc nên sẽ tồn tại sự khách sáo. Nên việc chăm sóc khách hàng cũng dễ dàng hơn. Đôi khi chúng ta không cần hiểu quá sau về họ. Nhưng đối với bạn đời, đây là khách hàng đặc biệt.

Khoảng cách dường như là không còn, nên việc chăm sóc cũng cần đặc biệt hơn. Chúng ta cần phải hiểu thật rõ tính cách, điểm mạnh yếu của khách hàng để có những ứng xử phù hợp. Những người bộc trực thì chúng ta nên bỏ qua những lời nói thẳng. Những người thích lãng mạn thì cần tạo sự lãng mạn để có thể luôn giữ được lửa trong tình yêu.

Hiểu hết được một người rất khó và thậm chí không làm được. Nhưng chúng ta cần phải hiểu được tính cách chủ đạo của người đó. Nếu việc tiếp xúc vẫn gây khó khăn cho bạn trong việc hiểu bạn đời. Bạn có thể tham khảo Phần mềm sinh trắc vân tay CANWEDO. Để khám phá bản thân cũng như hiểu bạn đời của mình một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

Tạm kết

Vậy bạn đời (vợ/chồng) chính là một “khách hàng đặc biệt”, “khách hàng lớn nhất trong cuộc đời” của mỗi chúng ta. Chúng ta đừng quên chăm sóc khách hàng đặc biệt này. Để luôn luôn giữ được hạnh phúc gia đình, phát triển được kinh tế. Có an cư mới lạc nghiệp, gia đình có hạnh phúc, sự nghiệp mới thành công.

CANWEDO – SINH TRẮC VÂN TAY
Hotline: 085 800 8585 | Open 8:00 – 17:00
Facebook: https://www.facebook.com/canwedo.net/
Youtube: https://bitly.com.vn/PZCLY
Email: support@canwedo.net
Địa chỉ: Số 10 lô C5, KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông