Hầu hết trẻ em đều có lúc nhút nhát hoặc thiếu tự tin. Những trẻ quá rụt rè có thể gặp nhiều bất lợi trong môi trường năng động như hiện nay. Bởi các bé sẽ tốn nhiều thời gian để cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với mọi người. Sự nhút nhát sẽ cản trở khả năng tiếp thu những kỹ năng sống. Khiến con khó hòa nhập hơn với các bạn, và có thể ảnh hưởng tới quá trình học tập, khi con không được giải đáp những thắc mắc. Thậm chí khi lớn lên trẻ có thể cảm thấy cô đơn. Bởi sự nhút nhát lấy mất đi những cơ hội bắt đầu các mối quan hệ. Các nhà khoa học cho rằng: “Những mối quan hệ xã hội là một trong những nhu cầu quan trọng nhất của con người, có thể tác động tích cực lên sức khỏe của chúng ta trong suốt cuộc đời, cả về thể chất lẫn tinh thần”.

Tuy nhiên, trẻ hoàn toàn có thể vượt qua được sự nhút nhát của bản thân với sự trợ giúp từ cha mẹ. Sau đây là một số cách bạn đọc có thể tham khảo để giúp con của mình.

Nguyên nhân vì sao bé nhút nhát.

Về mặt sinh học:

Có đến khoảng 1/5 trẻ em khi sinh ra có khuynh hướng nhút nhát. Các bé không thoải mái khi gặp gỡ một người mới hay đến những chỗ lạ. Ngoài ra, trẻ cũng không muốn thử những món mới và do dự khi gặp thử thách. ½  trẻ em sẽ vẫn giữ tính cách này cho đến khi 6 tuổi và còn khoảng ¼ số trẻ giữ sự nhút nhát ấy đến tận khi trưởng thành.

Về hoàn cảnh:

Với những trẻ nằm trong nhóm này, tính nhút nhát là do được hình thành nên.

Bố mẹ gặp vấn đề? Gia đình chuyển nhà? Hay một thay đổi nào đó trong cách chăm sóc bé cũng là nguyên nhân khiến con căng thẳng và trở nên nhút nhát. Trong trường hợp này, nếu vấn đề được giải quyết thì con có thể sẽ không còn tính cách này.

Vậy, cha mẹ cần làm gì khi con nhút nhát?

Đầu tiên, hãy cố gắng hiểu con – vì sao bé lại nhút nhát.

Chìa khóa đầu tiên để giúp con là thấu hiểu những gì con đang thực sự trải qua. Có nhiều kiểu nhút nhát khác nhau và một khi hiểu được con bạn đang mắc phải vấn đề nào? Cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con hướng tới những hoạt động xã hội lành mạnh phù hợp.

Có 3 kiểu nhút nhát phổ biến:

– Nhút nhát chưa trưởng thành (rụt rè trong các tình huống giao tiếp/ không muốn tiếp cận bạn bè khác).

– Nhút nhát dễ chịu (kiểu nhút nhát thường được các bạn đồng trang lứa chấp nhận. Nhưng, trẻ sẽ có xu hướng tự thu mình lại, đứng bên lề, trừ khi được người khác tiếp cận).

– Nhút nhát gây hấn (thường hung hăng khi tương tác với người khác, theo một cách thù địch hoặc tức giận, dễ bị bắt nạt và bị bạn bè đồng trang lứa tẩy chay).

Tác động tích cực.

Thay vì liên tục thúc ép con ra khỏi vùng thoải mái của mình thì hãy khuyến khích những tương tác xã hội mang tới tác động tích cực.

Ví dụ: Hãy khen ngợi mỗi khi bé có sự tương tác với người khác, ngay cả hành động đơn giản như nở nụ cười.

Bạn cũng có thể trở thành “kiểu mẫu lành mạnh” cho trẻ bắt trước.

Hướng bé tới những hoạt động mà bé ưa thích.

Có nhiều khả năng trẻ sẽ thoát khỏi vỏ bọc của mình khi tham gia các hoạt động làm con cảm thấy thấy thú vị. Tìm hiểu sở thích của con và xem xét đăng ký một lớp học ngoại khóa hoặc hoạt động phù hợp với sở thích đó. Khi trẻ vui chơi, chúng có thể trở nên cởi mở và nói chuyện với người khác nhiều hơn.

Tạo ra những cơ hội tương tác một – một.

Trẻ nhút nhát thường làm tốt hơn trong các tình huống một – một. Nếu con bạn thích chơi gì đó hãy thử sắp xếp một buổi đi chơi một – một với một đứa trẻ nào khác trong khu phố.

Không bao giờ ép buộc.

Không nên thiếu kiên nhẫn mà cố gắng ép con tương tác với người khác khi trẻ chưa sẵn sàng. Làm như vậy có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Thay vào đó, hãy tạo ra nhiều sự thoải mái và nỗ lực tác động bền bỉ không ngừng.

Cẩn thận lời nói, hành động của bản thân.

Trẻ tiếp thu rất tốt các tín hiệu bằng lời nói và hành động của người lớn. Nếu bạn lo lắng về tính nhút nhát của con, có thể trẻ cũng sẽ cảm nhận được điều đó. Vì vậy hãy thư giãn, bình tĩnh và kiểm soát bản thân.

Hãy sinh trắc vân tay cho con ngay trên chiếc điện thoại qua phần mềm sinh trắc vân tay Canwedo nhé!

CANWEDO – SINH TRẮC VÂN TAY
Hotline: 085 800 8585 | Open 8:00 – 17:00
Facebook: https://www.facebook.com/canwedo.net/
Youtube: https://bitly.com.vn/PZCLY
Email: support@canwedo.net
Địa chỉ: Số 10 lô C5, KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông