Việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa trả lời được các câu hỏi như: Mình sẽ làm gì khi ra trường? Mình cần chuẩn bị gì để có được công việc phù hợp?

Thông thường, ngành mà bạn học tại trường sẽ quyết định nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, thực tế này giờ đây đã thay đổi, rất nhiều sinh viên sau khi ra trường nhận ra mình không phù hợp với ngành nghề đã chọn và muốn chuyển nghề.

Vậy, nguyên nhân là vì sao? Làm thế nào để định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường một cách hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Xác định nguyên nhân dẫn đến “lạc lối” trong định hướng nghề nghiệp.

1. Chọn nghề nghiệp theo phong trào.

Chọn nghề nghiệp vì nghề đó “hot” có nghĩa là bạn đã thất bại ngay từ bước đầu tiên. Nghề nghiệp cũng như con người, nếu không cùng nó phát triển thì sẽ nhanh chóng bị đào thải.

Chúng ta thường có xu hướng lựa chọn những ngành nghề “hot” làm mục tiêu. Việc chọn một nhóm ngành đang nổi chưa chắc là ngành phù hợp với bản thân sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng chán chường và thiếu động lực trong quá trình học.

Hơn nữa, một khối ngành với quá nhiều người lựa chọn cũng có thể dẫn đến nguy cơ cung lớn hơn cầu. Do đó, bản thân bạn phải chắc chắn rằng mình có đủ năng lực để cạnh tranh với những ứng viên khác.

2. Chưa tìm được cái mình thích và điều mình giỏi.

Một trong những điều quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp chính là phải hiểu rõ bản thân. Hãy tìm hiểu bạn giỏi hoặc kém ở lĩnh vực nào nhất, năng lực thực sự của mình ra sao…

Ví dụ, bạn có thể khá tệ trong việc truyền đạt kiến thức nhưng lại rất nhanh nhạy khi buôn bán. Điều này cho thấy người học nên chọn những ngành liên quan đến Quản trị kinh doanh và không nên đi theo các ngành Sư phạm.

3. Nghe theo ý muốn của cha mẹ.

Một số bạn tuy không muốn nhưng vẫn bị bắt ép nghe theo ước nguyện của cha mẹ, dẫn đến việc chọn những nghề không phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân. Các bậc phụ huynh thường có xu hướng cho con học những ngành “hot”, có cơ hội việc làm cao hoặc đơn giản là những công việc giúp họ tự hào với mọi người (bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư…).

Thậm chí, một số bạn trẻ đã được cha mẹ định hướng từ khi còn bé. Chính vì vậy, sẽ rất khó để các bạn tìm ra được ước mơ thật sự của mình. Tuy nhiên, nếu may mắn, đó có thể là ngành nghề sinh ra dành cho bạn.

Làm thế nào để định hướng nghề nghiệp một cách hiệu quả?

1. Dù tin hay không, bạn vẫn còn trẻ, bạn có thể dành thời gian này để khám phá.

Chuyện bạn đã tốt nghiệp không làm bạn “già đi” bởi vì bạn vẫn có cuộc sống ở phía trước. Đừng e ngại về những sai lầm trong quá khứ. Bạn chỉ là chưa có kế hoạch cho tương lai, đặc biệt là ở thời điểm này.

Thực ra, đây là thời điểm tốt nhất để đi du lịch và tìm thấy chính mình. Hãy xách ba lô lên và đi trong một vài tháng. Bạn không có nghĩa vụ cũng như ràng buộc nào cả và đây là một lợi thế. Khi bạn vẫn còn đang đi học, có rất nhiều tiết học cũng như hoạt động ngoại khóa khiến bạn không thể đi xa. Vậy, đây chính là thời điểm để thực hiện những dự định dang dở khi bạn còn là sinh viên.

2. Cuộc sống sau đại học là cơ hội vàng để bạn khám phá những đam mê.

Thậm chí nếu bạn không có định hướng gì sau khi ra trường, bạn vẫn có một tấm bằng đại học, và đó là một thành tựu rất lớn. Trường đại học không chỉ mang lại cho bạn một tấm bằng mà còn nhiều hơn thế, đó là cơ hội được tìm hiểu, khám phá bản thân và tìm ra công việc mình thực sự muốn làm.

Thực tế là có rất nhiều người thường xuyên thay đổi công việc và chuyện đó hoàn toàn bình thường. Đừng bó buộc mình vào suy nghĩ rằng mình đã ra trường và mình phải ổn định công việc hay tìm thấy một công việc mình có thể gắn bó cả đời ngay sau khi ra trường. Mọi người đổi nghề cách thường xuyên hơn bạn nghĩ. Quan trọng là họ biết chớp lấy cơ hội để có được công việc như mình mơ ước. Đừng ngại học tập và tìm hiểu ngành nghề mới để bắt đầu một con đường sự nghiệp mới.

Khi đã tốt nghiệp, bạn có nhiều cơ hội và thời gian hơn để theo đuổi niềm đam mê của mình. Và khi gắn bó với niềm đam mê ấy, cơ hội để bạn tìm kiếm một công việc liên quan đến niềm đam mê ấy là rất cao.

3. Đừng giới hạn cho sự nghiệp của bạn.

Sự nghiệp không có điểm đầu, cũng không có điểm cuối. Có nhiều người thành công trong sự nghiệp rất sớm, có những người thành công muộn hơn. Henry Royce đã thành công khi sáng lập thương hiệu Rolls-Royce với đồng nghiệp của mình Charles Rolls vào năm 1904 ở tuổi 43 và cả Charles Flint, người đã tung ra IBM ở tuổi 61. Thế nên, không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại.

Hãy sinh trắc vân tay cho con ngay trên chiếc điện thoại qua phần mềm sinh trắc vân tay Canwedo nhé!

🌺🌺 CANWEDO – PHẦN MỀM SINH TRẮC VÂN TAY🌺🌺
===============================================
☎️ Hotline: 085 800 8585 | Open 8:00 – 17:00
🌍 Website: https://canwedo.net/
🎬 Youtube: https://bom.to/e6Tm69
✉️ Email: support@canwedo.net
🏢 Địa chỉ: Số 10 lô C5, KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông