4 cách để rèn luyện tính tự lập ở trẻ nhỏ

Tính tự lập, tuy không phải sinh ra đã có. Nhưng, nó hoàn toàn có thể được rèn luyện khi còn nhỏ, khi được tiếp xúc với những sự kiện trong cuộc sống.
Một hiện trạng khá đáng buồn là: hiện nay nhiều phụ huynh chỉ cần con mình học giỏi mà quên đi việc rèn luyện cho con những kỹ năng sống. Việc cha mẹ nuông chiều con dẫn đến con không có tính tự lập; không biết làm một việc gì ngoài việc học. Nếu con cứ ỷ lại , sống dựa dẫm vào cha mẹ như vậy thì tương lai con sẽ thiếu đi cơ hội việc làm, khả năng thích ứng trong xã hội và thích ứng với công việc.
Xây dựng sự độc lập ở trẻ em không phải là điều mà có thể làm được ngay lập tức. Nó đòi hỏi sự nhẫn nại rất lớn và phải trải qua một quá trình; bởi vì các con cần thời gian chuẩn bị để trở nên tự lập. Tuy nhiên, để trở nên tự lập, trẻ cần có “sự khích lệ” và cả sự hỗ trợ của cha mẹ. Vậy thì, những cách cha mẹ có thể làm để rèn luyện; và tạo nên sự độc lập của trẻ là gì?

Không nuông chiều con
Dù bạn có thương con đến mức nào thì việc quá nuông chiều con cái, bao che cả những thói hư tật xấu của chúng sẽ dần hình thành tâm lý ỷ lại vào ba mẹ và trở nên nhu nhược.
Việc con khóc quấy đòi bằng được những thứ mình thích sẽ khiến con có suy nghĩ không cần cố gắng, sẽ có người giúp đỡ, tâm thế nhờ vả vào bố mẹ sẽ làm con ích kỷ và không thể tự lập khi lớn lên.

Hướng dẫn con cùng làm việc nhà
Là cha mẹ, việc cảm thấy xót lòng khi trẻ gặp khó khăn là điều tự nhiên. Tuy nhiên, để trẻ có thể tự lập nhanh hơn; bạn cần kìm chế cảm xúc của mình khi nhìn thấy con làm việc.
Đừng nghĩ như vậy con mình sẽ vất vả; bạn đang dạy cho trẻ cách để sống khi một mình mà không cần trông chờ sự giúp đỡ của bất cứ ai. Tạo điều kiện để trẻ giúp cha mẹ làm việc nhà. Bạn có thể để cho trẻ phụ quét nhà, phơi quần áo, lau bàn ghế…
Có thể ban đầu con không hoàn thành hết mọi việc hay công việc đạt kết quả không cao; nhưng ít ra chúng cũng đã được tiếp xúc lần đầu tiên để những lần sau không còn bỡ ngỡ.

Hãy để trẻ cảm thấy có trách nhiệm với phần công việc mà mình đang làm. Khen ngợi và đừng từ chối khi con muốn giúp đỡ, mặc dù đôi khi con làm không đúng theo mong muốn của cha mẹ hoặc gây ra hư hại, đổ vỡ. Hãy luôn có thái độ đánh giá cao công việc mà con bạn đã làm và có những chỉ dẫn để hoàn thành công việc tốt hơn. Cố gắng tôn trọng sự tiến bộ của trẻ, dù sự tiến bộ đó có chậm như thế nào. Sự đánh giá cao từ cha mẹ sẽ tạo động lực cho con.
Để con tự giải quyết rắc rối mình gây ra
Cần tránh tình trạng giúp đỡ trẻ ngay lập tức khi trẻ gặp khó khăn. Nếu bất cứ rắc rối nào bố mẹ cũng thay con giải quyết thì liệu có cơ hội nào để con học được cách tự lập trong suy nghĩ, tìm ra hướng giải quyết cho bản thân mình khi gặp rắc rối, khó khăn? Muốn con trưởng thành, hãy để trẻ vấp ngã và tự mình đứng lên từ chính chỗ ngã đó. Nhưng nếu quá khó khăn, bố mẹ cũng có thể đưa ra một vài gợi ý; nhưng không phải cách giải quyết cuối cùng.
Hãy kiên nhẫn và đừng hối thúc con. Cho con một cơ hội để thử và hoàn thành nó.

Khuyến khích, động viên để con tiến bộ hơn
Khi trẻ khó khăn, hay vướng phải một rắc rối nào đó hãy trao cho con niềm tin bằng những lời động viên để chúng không bị lạc lõng và để chúng có tinh thần quyết tâm hơn.
Sự khuyến khích, động viên của cha mẹ sẽ tạo động lực rất lớn để con tiến bộ hơn. Khi được cha mẹ công nhận, con sẽ vô cùng hào hứng và tiếp tục cố gắng hơn. Khi con phạm lỗi hay làm chưa tốt, thay vì quát mắng; hãy giải thích cho con hiểu đã sai ở đâu và đưa ra giải pháp để khắc phục.

Hãy sinh trắc vân tay cho con ngay trên chiếc điện thoại qua phần mềm sinh trắc vân tay Canwedo nhé!
CANWEDO – SINH TRẮC VÂN TAY
Hotline: 085 800 8585 | Open 8:00 – 17:00
Facebook: https://www.facebook.com/canwedo.net/
Youtube: https://bitly.com.vn/PZCLY
Email: support@canwedo.net
Địa chỉ: Số 10 lô C5, KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông