Vì sao trẻ không thừa nhận mình thua, thất bại

“Bé nhà mình rất thông minh, hầu hết các môn học đều xếp thứ nhất. Tuy rằng đó là việc tốt nhưng mình vẫn thấy rất băn khoăn. Đó là vì bé đã quen với việc mình là người giỏi nhất nên không để bạn khác dễ dàng vượt qua. Mỗi khi bị thua là bé lại đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan. Nếu không tìm được lí do gì biện minh thì lại tỏ vẻ bất cần. Chẳng hạn nói: Nếu không được giải nhất thì thà chẳng thi cho xong. Mọi người nói rằng vì mình khen con nhiều quá nên bé mới trở nên hiếu thắng như thế. Chẳng lẽ khen con cũng là sai hay sao? Quả thật mình rất bối rối.” Chia sẻ từ mẹ Hoàng Linh.
Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể hiểu con, có phương pháp dạy con đúng đắn nhất?
Lắng nghe tiếng lòng con trẻ
Cảm giác thất bại là một biểu hiện tâm lí rất bình thường của con người. Mỗi khi gặp phải khó khăn, thất bại, chúng ta thường có cảm giác buồn bã, thất vọng. Nếu một người tỏ ra vô cảm, không quan tâm đến thất bại thì mới là điều đáng sợ.
Nếu đó đã là một cảm xúc bình thường thì nên tìm cách để giải tỏa. Nhiều cha mẹ thấy con tỏ ra buồn bã ủ rũ liền cho rằng trẻ không kiên cường, không mạnh mẽ và nói: “Có gì đâu mà phải khóc!”. Thậm chí còn mắng trẻ: “Con thật vô tích sự, có mỗi thế thôi mà cũng không chịu được. Sau này liệu còn làm nên trò trống gì nữa?” Những lời trách mắng đó đều gây tổn thương cho trẻ. Trẻ sẽ thấy cha mẹ không hiểu mình, vì thế sau này cũng không muốn tâm sự với cha mẹ nữa.

Tuy nhiên, nếu cứ đắm chìm mãi trong cảm sự đau khổ, thất vọng thì cũng là một biểu hiện tiêu cực. Trước hết, cha mẹ phải hiểu và khoan dung với trẻ. Hãy tạo cho trẻ không gian và thời gian cần thiết để bình tĩnh lại. Sau đó cùng trẻ tìm ra nguyên nhân thất bại để tránh lần sau mắc phải lỗi đó.
Thông thường, trẻ càng thông minh, giỏi giang thì tính hiếu thắng lại càng lớn, không dễ chịu thua ai bao giờ. Có lẽ bởi trẻ đã quá quen với tiếng vỗ tay tán thưởng và lời khen ngợi của mọi người. Nên một khi mất đi những thứ đó, trong lòng khó tránh khỏi hụt hẫng, bi quan. Cảm giác mất mát và buồn bã cũng là bình thường. Quan trọng nhất là phải đối diện với nó như thế nào. Nếu trẻ luôn trốn tránh, viện cớ hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh thì tâm lí khó phát triển lành mạnh và cũng khó vượt qua sai lầm của bản thân.
Bên cạnh đó, trong các cuộc thi, người thua cuộc thường phải chịu áp lực lớn hơn người thắng cuộc rất nhiều. Chính vì thế, để là người thua cuộc mà vẫn có thể ngẩng cao đầu tự hào, đòi hỏi cần có sự rèn luyện về tâm lí.
Cha mẹ nên chú ý rèn luyện cho trẻ năng lực tự chịu trách nhiệm và tâm lí vững vàng. Vì nó có thể tăng niềm vui và sự tự tin của trẻ.
GỢI Ý CHO CHA MẸ
1. Cha mẹ hãy xem lại thái độ của mình đối với việc thắng thua
Thái độ của cha mẹ đối với việc thắng thua có ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ hàng ngày thì từng hành vi, phản ứng, dù là nhỏ nhất của cha mẹ cũng có thể bị trẻ bắt chước theo. Trẻ có thể không để ý lời nói của cha mẹ trong mỗi cuộc thi. Nhưng lại rất quan tâm đến thái độ của cha mẹ trước kết quả cuộc thi đó.
Ví dụ,
Cha mẹ thường hay cùng trẻ chơi những trò phân thắng và thua, để trò chơi thêm hứng thú. Có cha mẹ còn giả vờ thua, sau đó than thở, hờn dỗi. Thậm chí còn giả vờ khóc khiến trẻ rất buồn cười, rất đắc ý. Tuy nhiên phải biết rằng, có những lúc trẻ cũng cần bị thua, mà là thua thật sự, cảm giác thất bại cũng là thật. Khi đó, có thể trẻ sẽ học theo cha mẹ, cũng khóc lóc, cũng giận hờn, cũng than thở. Chắc chắn đó không phải là cảnh tượng mà người làm cha mẹ muốn chứng kiến. Chính vì thế, muốn trẻ có thái độ đối diện với thất bại như thế nào thì cha mẹ phải làm gương trước đã .

Đôi khi, niềm vui được tham gia thi đấu còn quan trọng hơn kết quả. Nếu không vì cha mẹ quá quan trọng việc thắng – bại thì trẻ cũng chỉ quan tâm tới niềm vui được thi tài với các bạn mà thôi. Khi lớn lên và đã có thêm nhiều hiểu biết. Lúc đó trẻ cũng sẽ quan tâm hơn đến kết quả và cố gắng giành chiến thắng. Như vậy mới có ý nghĩa.
Nếu trẻ thật sự rất quan tâm tới thắng – bại thì cha mẹ hãy giải thích với trẻ. Không có ai giỏi nhất, chỉ có người giỏi hơn. Bản thân mình mới là sự cạnh tranh thực sự, còn người khác chỉ là đối tượng để học hỏi. Đối thủ là người sẽ giúp trẻ học hỏi và nâng cao khả năng của bản thân. Chỉ cần bản thân trẻ không ngừng cố gắng, vượt qua được chính mình là trẻ đã trở thành người chiến thắng.
2. Bí quyết: Thư giãn + Lạc quan + Hăng hái + Nỗ lực
Giả sử sau này, trẻ phải trải qua rất nhiều lần thất bại. Mặc dù có chút thất vọng nhưng chỉ cần hít thở sâu một lúc và nói rằng: “Chán quá! Mình đã thất bại tổng cộng 13 lần rồi, Nhưng mình thấy số 13 này rất đen đủi, nếu là 16 hay 18 lần thì hay hơn!” Sự lạc quan, vui vẻ sẽ giúp trẻ có thêm nghị lực, sẵn sàng chấp nhận thử thách và thất bại một lần nữa. Đồng thời có được sự kiên trì, nỗ lực đạt đến thành công.
Lạc quan, vui vẻ có phải là điều khiến người khác phải khâm phục? Đúng vậy, đây chính là bí quyết áp dụng sau khi gặp phải thất bại. Giúp tăng chỉ số AQ (chỉ số khắc phục nghịch cảnh khó khăn). Không gì tốt hơn là khi gặp khó khăn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, lạc quan vui vẻ, cố gắng không ngừng nghỉ, vượt qua thử thách. Nếu ngay từ nhỏ cha mẹ đã rèn luyện cho trẻ bí quyết này thì nó sẽ trở thành những đức tính tốt. Mỗi khi gặp nghịch cảnh trẻ sẽ tự biết cách để khắc phục.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể thẳng thắn, vui vẻ kể cho trẻ nghe những kinh nghiệm thất bại hồi nhỏ của mình. Vì những câu chuyện đó có thể giúp trẻ giảm áp lực. Trẻ sẽ nghĩ rằng: “Hóa ra hồi nhỏ mẹ cũng từng như vậy. Xem ra mình cũng không phải là người tệ nhất.” Hãy dùng tiếng cười lạc quan để vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
Giải pháp nào giúp con phát triển tốt nhất?
3. Không yêu cầu sự hoàn mĩ
Rất nhiều cha mẹ đặt ra yêu cầu quá cao cho con mình. Không cho phép trẻ được thua kém bạn khác. Đó quả thật là một đòi hỏi không thực tế. Bởi mỗi con người đều có những đặc điểm, ưu khuyết điểm khác nhau. Không có ai là hoàn hảo cả. Chính vì thế, quan trọng nhất là mỗi người cần biết thế mạnh của mình là gì để không ngừng hoàn thiện nó.
Cha mẹ với con cái – Áp đặt hay cần thấu hiểu?
Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cố tỏ ra mình là người hoàn hảo trước mặt trẻ, hãy sống với chính con người thật của mình; bạn không biết làm bánh, bạn sợ các loài sâu bọ, côn trùng… thì cũng đừng che giấu, cho dù mọi người có chê cười thì họ cũng thấy được tính cách thật của bạn. Hãy để trẻ biết không có ai là người hoàn hảo toàn diện, ngay cả cha mẹ cũng vậy.
4. Rèn luyện tính kiên cường

Trẻ giỏi giang ưu tú là điều đáng tự hào. Nhưng cha mẹ không nên quá chú trọng khả năng và thứ bậc của con. V đây là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ khó có thể chấp nhận thất bại. Đa số trẻ đều mong muốn trở thành con ngoan trò giỏi. Nếu mỗi khi trẻ đạt được thành tích cao là cô giáo và cha mẹ lại không ngừng khen ngợi, tặng thưởng thì trẻ sẽ rất khó chấp nhận ý nghĩ mình không giỏi và không được người lớn khen ngợi nữa. Cần biết rằng những lời khen ngợi và phần thưởng không hợp lí sẽ trở thành một gánh nặng cho trẻ.
Nếu nói rằng: người biết hưởng thụ là người biết sống. Thì trẻ con sẽ “biết sống” hơn người lớn rất nhiều. Vì trẻ không hề quan tâm đến kết quả cuộc thi mà chỉ muốn hưởng thụ niềm vui được tham gia. Nhưng đa phần cha mẹ lại không nghĩ như vậy. Họ muốn con mình phải giành giải nhất, nếu không thì sẽ là thua cuộc. Không trở thành người giỏi nhất cũng chính là một thất bại. Họ đều đặt những kì vọng quá lớn lao lên đôi vai trẻ. Họ đã tán dương khen ngợi con một cách mù quáng: “Con là người giỏi nhất!”, “Con là số một!” Cũng có cha mẹ tỏ ra lo lắng thái quá, yêu cầu trẻ phải làm thế này, thế kia, chỉ biết đặt ra kế hoạch mà không để tâm đến thái độ của con.
Vì sự vô ý của cha mẹ, trẻ cũng sẽ mang những kì vọng đó đặt thành mục tiêu của mình, cố gắng để làm vui lòng cha mẹ, chỉ quan tâm đến thành tích cuối cùng để nhận được đánh giá tốt của người lớn.
5. Kết hợp phương pháp tuyên dương và giáo dục trẻ vượt qua nghịch cảnh
Nhiều cha mẹ cho rằng khen ngợi làm làm hư trẻ, vì trẻ luôn nghe thấy những lời tán thưởng, biểu dương thì sẽ không chịu nổi khi bị phê bình. Như vậy năng lực khắc phục khó khăn chắc chắn sẽ rất kém. Vậy là thay vì nói những lời khen ngợi, tuyên dương những ưu điểm của trẻ. Cha mẹ lại không ngừng chê trách những khuyết điểm và nhắc nhở trẻ không được kiêu ngạo.
Thực tế, những người có suy nghĩ như vậy là những người không hiểu rõ về phương pháp giáo dục trẻ vượt qua nghịch cảnh. Cũng như phương pháp giáo dục tuyên dương. Nếu như thực hành phương pháp giáo dục tuyên dương chỉ là nói ra những lời khen ngợi: “Con giỏi lắm!”, “Con thông minh nhất!” thì nó có rất ít tác dụng. Thậm chí còn khiến trẻ nghĩ rằng mình giỏi nhất, hoàn hảo nhất, không có ai bằng mình, mình nhất định không thể phạm sai lầm.
Những suy nghĩ này hoàn toàn không có lợi cho việc giáo dục trẻ khắc phục nghịch cảnh. Phương pháp giáo dục tuyên dương đúng nghĩa phải mang tính thực tế, đó là những lời khen ngợi chân thành, trung thực về những cố gắng, sự tiến bộ, thái độ và sự kiên trì của trẻ. Như vậy thì nó mới có tác dụng khuyến khích, động viên và cổ vũ tinh thần cho trẻ.
6. Học cách khen ngợi và chia sẻ thành công với người khác
Trong một cuộc thi, còn có nhiều niềm vui khác ngoài việc giành chiến thắng. Chẳng hạn như niềm tự hào về những tiến bộ hay niềm vui được chia sẻ chiến thắng với đồng đội, hoặc niềm vui thích vì được tham gia một cuộc thi tài…

Dạy trẻ cách khen ngợi
Tán dương người khác để trẻ có thể cảm nhận được niềm vui từ sự chia sẻ, từ tình bạn hoàn toàn khác với niềm vui giành được giải nhất. Hãy dạy trẻ quan tâm, an ủi, động viên người khác khi họ gặp thất bạ. Để rồi trẻ tự bồi dưỡng đức tính cao thượng. Trẻ sẽ nhận ra rằng ngoài thắng và thua, còn có rất nhiều thứ quý giá khác. Khi một người không quan tâm tới kết quả thắng thua thì tâm lí và hành động của người đó cũng không bị sự thành bại chi phối.
Chúng ta thường nói rằng quá trình quan trọng hơn thành quả. Nhưng thực sự rất ít người làm được điều đó. Đó là vì thành quả rực rỡ được quan tâm hơn cả quá trình phấn đấu trước đó. Tuy vậy, nếu chúng ta biết tìm ra cái đẹp trong quá trình làm việc thì nó còn quan trọng hơn bất kì thành tích nào.
Ví dụ trong bộ phim “Thế giới ô tô”. Vì muốn giúp đỡ Nhà vua hoàn thành cuộc đua cuối cùng của mình mà Tia Chớp Mc.Queen đã từ bỏ cơ hội giành chức vô địch. Việc làm này đã nhận được rất nhiều sự tôn trọng và tán dương của mọi người. Còn tay đua giành chức vô địch là Chick Hicks đứng trên bục nhận thưởng nhưng thứ anh ta nhận được không phải là tiếng vỗ tay và những đóa ho. Mà là sự lạnh nhạt và sự khinh thường của những người xung quanh.
Cha mẹ hãy cùng trẻ tận hưởng những niềm vui nhỏ bé và bình dị trong cuộc sống. Không nên quá coi trọng sự thắng – thua, có như vậy thì cuộc sống của trẻ mới trở nên có ý nghĩa.
7. Phân tích nguyên nhân thất bại
Khi trẻ gặp thất bại, cha mẹ không nên cho rằng đó là việc đã rồi. Hãy cùng trẻ phân tích nguyên nhân. Khi đó, trẻ sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm để lần sau thay đổi. Và tránh lặp lại những sai lầm và thất bại tương tự. Nếu không sẽ càng khiến trẻ cảm thấy thất vọng và mất mát. Khi phân tích, cha mẹ nên chỉ cho trẻ thấy những việc mà trẻ làm tốt. Vì điều này sẽ giúp trẻ đánh giá năng lực bản thân được chính xác hơn.
CANWEDO – SINH TRẮC VÂN TAY
Hotline: 085 800 8585 | Open 8:00 – 17:00
Youtube: https://bom.to/e6Tm69
Facebook: https://www.facebook.com/canwedo.net/
Email: support@canwedo.net
Địa chỉ: Toà CT1A Vinaconex 3,Đường Cương Kiên, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội